Tiêu thụ nhiều muối có quan hệ mật thiết đến các bệnh không lây nhiễm. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang chung tay hành động để giảm muối trong chế độ ăn. Hãy cùng Ajinomoto và Dinh dưỡng cập nhật thông tin mới nhất về biện pháp giảm muối nhé
Tại sao chúng ta cần ăn muối?
Lịch sử ra đời của muối (NaCl) có thể bắt đầu cách đây 5.000 – 6.000 năm. Trong thời kỳ đồ đá mới, nền văn hóa Dawenkou ở phía Bắc Trung Quốc đã sản xuất muối từ các mỏ nước muối dưới lòng đất và sử dụng nó để bổ sung vào chế độ ăn uống của họ. Một số nền văn hóa ban đầu còn dùng muối làm đơn vị trao đổi chủ yếu trong giao thương. Điều này cho thấy muối từ lâu rất quan trọng với đời sống con người.
Muối là một trong những thành phần kích thích vị giác, mang lại vị mặn và giúp món ăn ngon hơn. Các món ăn, kể các các loại bánh kẹo hay đồ uống, thêm một chút xíu muối đều làm cho hương vị trở nên ngon hơn rất nhiều.
Đối với cơ thể người, muối giữ nhiều vai trò quan trọng trong như giúp duy trì các chức năng sinh lý, duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào và trong lòng mạch máu, điều hòa huyết áp và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, một trong những tác dụng rất quan trọng của muối được khám phá từ thời kỳ trung cổ là bảo quản thực phẩm. Thêm muối vào thực phẩm có thể giúp tăng thời hạn sử dụng của một số mặt hàng thực phẩm nhờ vào khả năng hút ẩm và ức chế vi khuẩn phát triển của muối.
Nhờ những tác dụng trên, có thể nói muối là một thành phần không thể thiếu đối với con người. Ngày nay, muối đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thực phẩm.
Ăn bao nhiêu muối là đủ?
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị về lượng muối sử dụng như sau:
- Người trưởng thành (≥ 16 tuổi): Ít hơn 5g muối/ngày/người (ít hơn một thìa cà phê muối/người/ngày)
- Trẻ em từ 2 – 15 tuổi: lượng muối ăn tối đa được khuyến nghị cho người lớn được điều chỉnh giảm xuống dựa trên nhu cầu năng lượng của trẻ so với nhu cầu của người lớn. Khuyến cáo dành cho trẻ em không đề cập đến giai đoạn bú mẹ hoàn toàn (0–6 tháng) hoặc giai đoạn ăn bổ sung kết hợp với bú mẹ liên tục (6–24 tháng) (1).
Như vậy, WHO đã đưa ra một khuyến nghị cụ thể về lượng muối sử dụng một ngày, trong khi một vài gia vị không có khuyến nghị về liều dùng; ví dụ như bột ngọt (có thể nêm tùy theo khẩu vị), nhằm cảnh báo nguy cơ khi ăn nhiều muối và tác hại với sức khỏe.
Tại Việt Nam, dựa theo khuyến nghị của WHO, theo tài liệu “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam”, Bộ Y tế đã đưa ra nhu cầu natri theo độ tuổi như sau:
Thực tế, lượng muối tiêu thụ trên thế giới như thế nào?
Hầu hết các nước trên thế giới tiêu thụ muối cao hơn gấp đôi khuyến nghị WHO, trung bình từ 9-12g muối/ ngày (3,6 – 4,7g natri/ ngày), kể cả các nước có nền dinh dưỡng phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc,... (2).
Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam năm 2015 cho thấy, lượng muối tiêu thụ trung bình ở người Việt Nam đang ở mức 9,4g/ngày (10,5g/ngày đối với nam và 8,3g/ngày đối với nữ).
Tác hại khi ăn thừa muối so với khuyến nghị
Bên cạnh những ý nghĩa và công dụng tích cực, việc tiêu thụ quá nhiều muối có quan hệ chặt chẽ với tăng huyết áp. Ăn nhiều muối, ion natri sẽ được chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi; từ đó gây tăng huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính dẫn các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases - NCDs) bao gồm các bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ...), hô hấp (hen phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính), ung thư và đái tháo đường.
Đáng kinh ngạc, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, các bệnh không lây nhiễm giết chết 41 triệu người mỗi năm, tương đương 71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu; trong đó, các bệnh liên quan đến tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm 30% tổng số tử vong toàn cầu (3).
Chiến lược giảm muối là một mục tiêu quan trọng nhằm giảm các bệnh không lây nhiễm
Nhằm giảm tỉ lệ tử vong gây ra bởi các bệnh không lây nhiễm, WHO đã ban hành “Kế hoạch hành động toàn cầu” giai đoạn 2010 -2025 bao gồm 9 mục tiêu, một trong số đó là mục tiêu giảm 30% lượng muối (hoặc natri) tiêu thụ (5). Theo đó, Chiến lược Quốc gia Phòng chống Bệnh không Lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025, Bộ Y tế cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể nhằm “Giảm 30% mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày ở người trưởng thành so với năm 2015” (6).
Theo WHO, giảm lượng muối ăn vào đã được xác định là một trong những các biện pháp tiết kiệm chi phí nhất mà các quốc gia có thể thực hiện để cải thiện tình trạng sức khỏe. Giảm muối đến mức khuyến nghị có thể cứu sống 2,5 triệu người mỗi năm. (5)