logo2

banner

THEO TRÍ THỨC TRẺ

Đi bộ có thể cải thiện sức khoẻ nhưng ngược lại, nếu đi bộ sai cách thì chúng ta lại đang tự làm hại chính mình đấy!

Đi bộ là bài tập hiệu quả và nhẹ nhàng, không phải dùng quá nhưng vẫn giúp cải thiện đến sức khoẻ và vóc dáng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn đi bộ đúng cách mà thôi. Những lỗi sai rất nhỏ như không tập đúng cơ hoặc đi bước quá dài thì ngược lại, có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn, ảnh hưởng đến vóc dáng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về việc đi bộ để hưởng được 100% lợi ích từ hoạt động thể lực hằng ngày này nhé!

1. Dắt chó đi dạo

Một nghiên cứu về việc dắt chó đi dạo đã phát hiện ra chủ nhân khi kéo dây xích của thú cưng có nhiều khả năng bị thương và gãy xương hơn. Điều này đặc biệt chuẩn xác đối với những người lớn tuổi. Họ rất dễ gặp phải chấn thương khi trông coi thú cưng ngoài đường.

Chó chạy phía trước, kéo bạn khiến bạn mất thăng bằng và gây áp lực lên vai, khuỷu tay và cổ tay của bạn, dễ dàng gây bong gân, hay đứt dây chằng cổ tay và khuỷu tay. Chính vì vậy, nếu đi dạo cùng chó cưng, bạn nên cho nó đi về phía bên trái của mình nhé!

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 1.

2. Nghiêng người về trước hoặc sau quá nhiều

Việc chúng ta quên mất phải giữ đúng tư thế chẳng hiếm gặp, nhưng bạn biết đấy, điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến vóc dáng và đặc biệt là sức khoẻ của chúng ta. Đi bộ với tư thế nghiêng về rước hoặc sau quá nhiều gây áp lực lớn cho phần hông của chúng ta, dẫn đến các vấn đề lâu dài như đau lưng và hông.

Bạn nên đi và đứng thẳng, cằm song song với mặt đất, vai thả lỏng và giãn về phía sau. Điều này sẽ giúp bạn căn chỉnh cơ thể và không dồn thêm trọng lực không cần thiết lên hông và lưng dưới của bạn.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 2.

3. Bạn đặt bước xuống bằng cả bàn chân hoặc phần ngón chân (đi kiễng chân)

Khi bước, chúng ta nên lăn bàn chân từ gót chân rồi đến phần ngón chân trước khi nhấc chân lên và bước lần nữa. Nếu bạn có thói quen đi bằng phần ngón chân, hậu quả sẽ xuất hiện không sớm thì muộn. Hông, đầu gối và mắt cá chân của bạn sẽ bị đau do thường xuyên phải chịu trọng lượng lớn. Ngoài ra, đi kiễng chân có thể dẫn đến các vấn đề với gân và bắp chân nữa.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 3.

4. Bạn đẩy người về phía trước bằng chân trước

Điều quan trọng khi đi bộ là phải chú ý đến các cơ. Đẩy bằng chân trước không tốt cho sức khỏe vì chúng ta dồn quá nhiều lực lên xương chậu và lưng dưới mỗi khi bước đi. Theo thời gian, thói quen này có thể gây ra đau đớn và tổn thương.Thay vào đó, bạn cần đẩy lên từ mông và chân sau. Điều này sẽ giúp đẩy bạn về phía trước một cách tự nhiên mà không bị căng hoặc ép chân.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 4.

5. Không để cơ bụng tham gia vào việc đi bộ

Đây có thể là điều mà chúng ta thường quên khi đi bộ nhưng nó khá quan trọng để hỗ trợ về cân nặng và giữ cho chúng ta được cân đối. Bằng cách thắt chặt cơ bụng khi bạn đi bộ, bạn sẽ giữ cho chúng được chắc khỏe, ngăn ngừa đau thắt lưng và cải thiện tư thế của bạn.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 5.

6. Vai quá cao

Thói quen này có thể gây khó chịu và tốt nhất bạn nên thay đổi nếu có thể. Đi bộ với vai được đẩy lên quá cao, căng thẳng có thể sẽ dẫn đến đau cổ và vai do các cơ bị chịu áp lực lớn. Thay vào đó, hãy thử thả lỏng vai và thu chúng về phía sau 1 cách tự nhiên. Tuy nhiên, lưu ý không ép vai ra sau quá nhiều hoặc đẩy ngực và mông quá đà, vì điều này có thể gây đau cơ.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 6.

7. Không dùng cánh tay

Khi đi bộ hãy lưu ý sử dụng đến cánh tay của mình, không chỉ giữ thăng bằng. Nếu bạn chỉ để tay mình ở bên hông mà không để chúng đung đưa, bạn có thể sẽ sớm gặp vấn đề với việc lưu thông máu kém. Chính vì lý do này, đôi lúc bạn sẽ thấy tay mình bị đỏ và sưng lên đặc biệt trong thời tiết nóng bức.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 7.

8. Đi sai giày, chọn bừa giày đi bộ

Giày quá cứng, quá nặng, không vừa hoặc đã sử dụng quá 1 năm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đôi giày của bạn là bộ phận đệm, đỡ trọng lực của mỗi bước đi. Nếu đôi giày của bạn quá cũ, thì khả năng nâng đỡ chúng sẽ kém đi do đế đã bị mòn.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 8.

Nếu giày quá cứng hoặc quá nặng, chúng có thể gây đau hoặc căng cơ vì bàn chân của bạn không thể lăn từ gót chân đến ngón chân một cách nhuần nhuyễn, nhẹ nhàng sau mỗi bước đi. Tính linh hoạt kém có thể gây ra các vấn đề về đầu gối của bạn và khiến bạn bị đau ở bàn chân.

9. Bước đi quá dài

Nếu bạn bước quá dài về phía trước, trọng lượng dư thừa sẽ dồn lên ống chân, khiến nó phải chịu một lực lớn. Điều này có thể khiến nẹp ống chân bị đau và dẫn đến tổn thương đầu gối do áp lực. Nếu bạn cũng đang mắc phải lỗi sai này, tốt nhất là hãy thử và thực hiện các bước ngắn hơn, nhịp nhàng hơn.

9 lỗi sai trong việc đi bộ mà 90% ai cũng mắc phải, cứ ngỡ chẳng vấn đề gì nhưng thực ra đang huỷ hoại vóc dáng và sức khoẻ của bạn - Ảnh 9.

Nguồn: Brightside

 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có kinh nghiệm gần 10 năm là bác sĩ nội trú và bác sĩ điều trị.

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi,... bùng phát. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.

1. Những bệnh trẻ em thường bị mắc phải vào mùa nắng nóng

1.1. Tiêu chảy

Mùa hè chính là thời điểm bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân một phần là do thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ bị thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Vào thời tiết này, trẻ hay khát nước nên dễ uống phải những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.

1.2. Ngộ độc thức ăn

Trong thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường.

1.3. Nhiễm siêu vi

Mùa hè cũng là thời điểm khiến trẻ dễ bị nhiễm siêu vi dẫn đến việc trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn,... Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ mà phụ huynh cần phải chú ý chủ động phòng ngừa bằng các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm như siêu vi cúm, thủy đậu, sởi, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella,...

1.4. Viêm não Nhật Bản

Tỷ lệ mắc bệnh viêm não nhật bản B ở trẻ em thường tăng cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu để bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tử vong. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay đã có vacxin viêm não Nhật Bản, phần nào làm giảm bớt nguy cơ cho trẻ em.

1.5. Viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống và thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra. Số lượng trẻ nhập viện vì bệnh viêm màng não ngày càng tăng cao, đáng ngại là trong số các trẻ nhập viện, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.

1.6. Bệnh tay chân miệng (TCM)

Bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ liên quan nhiều đến vệ sinh và môi trường xung quanh
  • Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi; nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ,... Nếu trẻ gặp những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.

1.7. Sốt xuất huyết (SXH)

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi ở dạng nhẹ bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

1.8. Các bệnh khác

Giữa thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu. Vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.

2. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

Rửa tay để phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Tạo thói quen rửa tay cho trẻ để phòng bệnh
  • Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt

Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ- đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

  • Ăn uống hợp vệ sinh

Vấn đề chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn

Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng,...

  • Tăng cường lượng dịch uống

Luôn luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội,... giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.

  • Tiêm ngừa đầy đủ

Những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.

3. Nên khám và điều trị các bệnh mùa hè ở đâu?

Khám bệnh cho trẻ

Hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín. Trung tâm Nhi tại hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đã và đang điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và nhiệt đới Nhi, với những ưu điểm:

  • Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến: Phòng áp lực âm thông gió 1 chiều, giúp cách ly bệnh nhi tốt, hạn chế lây nhiễm cho các bệnh nhi xung quanh.
  • Đội ngũ bác sĩ tận tâm với bề dày kinh nghiệm đến từ các bệnh viện đầu ngành Nhi của Việt Nam
  • Hơn nữa, việc điều trị trong môi trường yên tĩnh, vô trùng, giảm thiểu tối đa các tác động từ bên ngoài tại Vinmec giúp trẻ mau phục hồi sức khỏe giảm thời gian nằm viện cho trẻ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Dưới đây là 4 kiểu rã đông thịt nguy hiểm nhất, có thể khiến thức ăn mất chất lại còn gây hại cho cơ thể.

Rã đông thịt như thế nào mới an toàn là câu hỏi mà nhiều bà nội trợ Việt vẫn còn thắc mắc. Ngày nay, nhu cầu cấp đông thịt ngày càng cao khi nguồn thực phẩm sạch bị hạn chế, các gia đình thành phố có thói quen về quê mua thịt sạch, cá sạch sau đó tích trữ trong tủ đông để ăn dần.

Theo các chuyên gia, nguyên tắc cấp đông thịt an toàn, đảm bảo độ tươi ngon, tránh nhiễm khuẩn đó là đảm bảo nguồn gốc thực phẩm sạch, nhiệt độ tủ ổn định. Không những thế, quy tắc rã đông cũng cần thực hiện khoa học. Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: Nếu bạn mắc phải các sai lầm khi rã đông thịt như để thịt trong nhiệt độ phòng vài giờ trước khi nấu hay ngâm thịt trong nước ấm… thì có thể khiến vi khuẩn phát triển nhanh, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Người Việt cần bỏ ngay 4 kiểu rã đông thịt cá đầy tai hại này vì sẽ khiến thức ăn mất chất lại sản sinh thêm độc tố - Ảnh 1.

4 kiểu rã đông thịt nguy hiểm nhất mà các bà nội trợ Việt nên tránh.

1. Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng

Nhiều người Việt thường đặt thịt ở bồn rửa bát, tủ bếp và để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên theo chuyên gia dinh dưỡng Julie Harrington (Bệnh viện Johns Hopkins, Mỹ): Thực phẩm rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng rất dễ hỏng. Nếu thịt được để ở ngoài trong môi trường 32 độ C, quá một tiếng sẽ rất nguy hiểm.

Chuyên gia cho hay, khi lớp đá của thịt tan ra cũng là lúc vi khuẩn xâm nhập rất nhanh. Trong đó có thể bao gồm nhiều vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, Salmonella, E.coli và Campylobacter... Ngược lại, trong quá trình thịt tan mà được bảo quản trong môi trường mát của tủ lạnh thì sẽ hạn chế được vi khuẩn sinh sôi.

2. Ngâm thịt vào nước nóng

Với nhiều gia đình, ngâm thịt vào bát nước nóng là cách rã đông nhanh và hiệu quả nhất. Nhưng thực tế đây là cách làm sai bởi nước nóng sẽ khiến thịt bị mềm nhão, mất chất dinh dưỡng. Thậm chí tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập dẫn đến dễ bị ngộ độc.

Người Việt cần bỏ ngay 4 kiểu rã đông thịt cá đầy tai hại này vì sẽ khiến thức ăn mất chất lại sản sinh thêm độc tố - Ảnh 2.

Nước nóng sẽ khiến thịt bị mềm nhão, mất chất dinh dưỡng.

3. Cho thịt đông lạnh vào dầu nóng

Theo tờ Lifehack, có một số bà nội trợ bỏ luôn miếng thịt đông lạnh vào dầu nóng vì nghĩ nhiệt độ cao sẽ khiến thức ăn vừa rã đông lại vừa chín nhanh. Nhưng đây là một ý tưởng tồi tệ, lớp đá của thịt và dầu nóng có phản ứng dữ dội, có thể gây phát nổ, gây bỏng cho bạn hoặc thậm chí gây ra hỏa hoạn.

Thay vào đó, tại sao bạn không rã đông hoàn toàn trước khi chế biến. Thịt càng được rã đông kỹ lại càng ít bắn dầu và hương vị thịt sẽ tươi ngon hơn.

Người Việt cần bỏ ngay 4 kiểu rã đông thịt cá đầy tai hại này vì sẽ khiến thức ăn mất chất lại sản sinh thêm độc tố - Ảnh 3.

4. Rã đông thịt sau đó lại cấp đông lại để sử dụng cho lần sau

Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Viện Dinh dưỡng lâm sàng), thực phẩm chỉ nên cấp đông một lần vì sau khi rã đông có nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn.

Các chuyên gia cho rằng, thịt, cá đông lạnh đã rã đông thì nên sử dụng ngay, nếu tiếp tục tái đông thì vi sinh vật có thể phát triển nhiều hơn gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thịt sẽ không còn tốt nữa thậm chí còn gây ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, mỗi lần rã đông thì chất dinh dưỡng trong thịt, cá sẽ giảm đi vì vậy chúng ta nên sử dụng ngay.

 Cách rã đông thịt khoa học nhất

 Có 3 cách rã đông thịt an toàn nhất đó là để trong ngăn mát tủ lạnh, trong lò vi  sóng và rã đông thịt bằng nước lạnh. Bạn có thể lấy thịt ra khỏi ngăn đá từ ngày hôm trước, để lên ngăn lạnh rã đông cho ngày hôm sau.

 Ngoài ra, khi rã đông thịt trong nước lạnh, bạn nên để chúng trong túi bóng để tránh mất chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc rã đông trong lò vi sóng có thể là một lựa chọn nhanh chóng và thuận tiện, nhưng phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả đối với các miếng thịt nhỏ, lưu ý ngay sau khi rã đông thịt bằng lò vi sóng thì cần nấu thịt ngay.

Trái cây rất tốt với cơ thể và cần thiết để bồi bổ nội tạng, xong bên cạnh đó vẫn có một số loại quả không hề tốt nếu được sử dụng sai cách.

Trái cây là một trong những loại thực phẩm mà cơ thể cần mỗi ngày. Ngoài cung cấp rất nhiều vitamin C, chất khoáng ra thì trái cây còn chứa nhiều các acid hữu cơ, xenluloza, các chất chống oxy hóa... nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây.

Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn ít rau, ít hoa quả được coi là nguyên nhân gây ra 1,7 triệu trường hợp tử vong trên thế giới, có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày, thiếu máu cục bộ, đột quỵ.

Trái tim: Thích nhất táo, sợ nhất táo bị nấu chín

"Một trái táo mỗi ngày, bác sĩ phải tránh xa bạn" là câu nói thường được mọi người sử dụng khi đề cao những lợi ích tuyệt vời của việc ăn táo.

Táo là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C nên có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cũng như chống lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Đáng nói, táo còn chứa nhiều polyphenol và flavonoid... có thể bảo vệ mạch máu, giảm lipid và cholesterol trong máu. Có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tốt như bất kỳ loại thuốc nào.

Nội tạng thích nhất và sợ nhất những loại trái cây này, ăn sai cách thì cơ thể bị đe dọa - Ảnh 1.

Táo nấu chín sẽ mất hết dinh dưỡng tốt cho tim.

Theo trang BS Gia Đình (Trung Quốc): Nếu bạn muốn ăn táo để bảo vệ trái tim của mình, đừng ăn táo nấu chín. Vì sau khi táo được đun nóng, các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid sẽ bị giảm mạnh, tác dụng bảo vệ tim đương nhiên cũng giảm đi rất nhiều.

Gan: Thích táo gai, sợ sầu riêng

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng táo gai có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng nuôi dưỡng lá lách, dạ dày và gan. Trong đó, axit của táo gai có thể kiềm chế khí của gan và ngăn khí của gan trở nên quá mạnh.

Đối với những người bị gan nhiễm mỡ , táo gai cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong việc tiêu hóa và loại bỏ chất béo, đồng thời là thực phẩm bảo vệ gan rất tốt.

Nội tạng thích nhất và sợ nhất những loại trái cây này, ăn sai cách thì cơ thể bị đe dọa - Ảnh 2.

Gan có thể bị tổn thương nếu như bạn ăn quá nhiều sầu riêng.

Ngược lại, gan có thể bị tổn thương nếu như bạn ăn quá nhiều sầu riêng. Lý do bởi sầu riêng có chứa lượng calo quá cao. 1 múi sầu riêng kích thước trung bình cũng sẽ chứa tới 357 calo cùng rất nhiều đường. Trong khi đó, đường được mệnh danh là "sát thủ" gan - thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.

Chuyên gia nhắc nhở: Người khỏe mạnh không nên ăn quá 2 múi sầu riêng/ngày. Bệnh nhân béo phì, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, tăng mỡ máu nên hạn chế ăn loại quả này càng ít càng tốt.

Ruột: Thích thanh long, sợ ổi

Ruột thích thanh long vì loại quả này có hàm lượng chất xơ xao. Cứ 100 gam thanh long thì chứa khoảng 2,8 gam chất xơ, khi ăn sẽ rất tốt cho đường tiêu hóa của bạn. Giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, táo bón, giúp nhuận tràng và mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngược lại, ổi nếu ăn quá nhiều có thể gây gánh nặng cho ruột. Lượng axit tannic trong ổi khi kết hợp với protein trong dạ dày sẽ gây khó tiêu, đồng thời sinh ra táo bón.

Nội tạng thích nhất và sợ nhất những loại trái cây này, ăn sai cách thì cơ thể bị đe dọa - Ảnh 3.

Dạ dày: Thích nhất đu đủ, sợ nhất quả hồng

Đu đủ có chứa một chất gọi là papain, có thể giúp cơ thể phân hủy protein trong thịt và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin A, C, E, kali, chất béo và chất xơ... rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Ngược lại, dạ dày rất sợ quả hồng. Nếu ăn nhiều quả hồng khi bụng đói, axit trong dạ dày rất dễ phản ứng với axit tannic, pectin, xenluloza... trong hồng và tạo thành sỏi. Tốt nhất không nên ăn hồng khi đói, mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 2 quả hồng. Bệnh nhân khó tiêu và người đang mắc bệnh về dạ dày nên ăn ít loại quả này.

Nội tạng thích nhất và sợ nhất những loại trái cây này, ăn sai cách thì cơ thể bị đe dọa - Ảnh 4.

Thận: Thích nho, nhưng sợ chuối

Nho là loại quả tốt nhất với thận. Theo Y học Trung Quốc, nho tính bình, vị ngọt, đi vào 3 kinh mạch là tỳ, phổi và thận, ăn nho thường có thể bổ thận tráng dương. Ngoài ra, nho còn chứa resveratrol - một hợp chất chống viêm và có tác dụng bảo vệ thận khỏi các tổn thương. Nho có nhiều loại và nhiều màu sắc, nhưng nho đen là loại nho tốt nhất cho thận.

Ngược lại với nho, chuối có nhiều hàm lượng kali - đây là thành phần không tốt cho hoạt động của thận. Do vậy khi bị suy thận các bạn cần hạn chế loại quả này.

Lá lách: Thích nhất bưởi, sợ nhất quả lê

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bưởi có vị chua ngọt, tính mát, tốt cho lá lách.

Nội tạng thích nhất và sợ nhất những loại trái cây này, ăn sai cách thì cơ thể bị đe dọa - Ảnh 5.

Trong khi đó, lê có tính lạnh, ăn quá nhiều dễ làm tổn thương lá lách, dạ dày, nhất là đối với người già và trẻ em. Tốt nhất người thiếu tỳ vị, dạ dày (người thường đau bụng lạnh) và người thiếu máu không nên ăn nhiều lê.

Nguồn: Sohu, Dailymail

Tin xem nhiều

Hè Vui 2019 rộn rã ngày ...

Ngày 10/6 vừa qua, chương trình Hè Vui 2019 của ...

"Em vẽ ước mơ cho em" ...

Đây là lần thứ 12 cuộc thi vẽ: "Em vẽ ước mơ cho ...

"Uống nước nhớ nguồn" ...

Chủ điểm tháng 12 "uống nước nhớ nguồn" hướng tới ...

10 tᴜyệt chiêᴜ dạy con ...

(theo nguồn báo Phụ nữ) “Đẻ con thì đaᴜ đớn, ...

3 Công Khai theo quy ...

3 Công Khai theo quy ...

4 loại thực phẩm có thể ...

THEO PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC Ai cũng mong ...

5 thói quen xấu khi đi ...

Nguồn và ảnh: Sohu, Kknews, Women's Health Ngoài ...

7 BỆNH DỄ MẮC KHI THỜI ...

(Nguồn từ trang https://medelab.vn/)Thời tiết ...

9 lỗi sai trong việc đi ...

THEO TRÍ THỨC TRẺ Đi bộ có thể cải thiện ...

  • Prev
  • Sách hay của em
Scroll to top