logo2

banner

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
z4682214146039 7c36a56e3444553f429fcb2667b02a0e
Read more...

Tiêu thụ nhiều muối có quan hệ mật thiết đến các bệnh không lây nhiễm. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang chung tay hành động để giảm muối trong chế độ ăn. Hãy cùng Ajinomoto và Dinh dưỡng cập nhật thông tin mới nhất về biện pháp giảm muối nhé

Tại sao chúng ta cần ăn muối?

Lịch sử ra đời của muối (NaCl) có thể bắt đầu cách đây 5.000 – 6.000 năm. Trong thời kỳ đồ đá mới, nền văn hóa Dawenkou ở phía Bắc Trung Quốc đã sản xuất muối từ các mỏ nước muối dưới lòng đất và sử dụng nó để bổ sung vào chế độ ăn uống của họ. Một số nền văn hóa ban đầu còn dùng muối làm đơn vị trao đổi chủ yếu trong giao thương. Điều này cho thấy muối từ lâu rất quan trọng với đời sống con người.

Muối là một trong những thành phần kích thích vị giác, mang lại vị mặn và giúp món ăn ngon hơn. Các món ăn, kể các các loại bánh kẹo hay đồ uống, thêm một chút xíu muối đều làm cho hương vị trở nên ngon hơn rất nhiều.

Đối với cơ thể người, muối giữ nhiều vai trò quan trọng trong như giúp duy trì các chức năng sinh lý, duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào và trong lòng mạch máu, điều hòa huyết áp và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, một trong những tác dụng rất quan trọng của muối được khám phá từ thời kỳ trung cổ là bảo quản thực phẩm. Thêm muối vào thực phẩm có thể giúp tăng thời hạn sử dụng của một số mặt hàng thực phẩm nhờ vào khả năng hút ẩm và ức chế vi khuẩn phát triển của muối.

Nhờ những tác dụng trên, có thể nói muối là một thành phần không thể thiếu đối với con người. Ngày nay, muối đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thực phẩm.

ZaloƯớp muối bảo quản cá

Ăn bao nhiêu muối là đủ?

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị về lượng muối sử dụng như sau:

- Người trưởng thành (≥ 16 tuổi): Ít hơn 5g muối/ngày/người (ít hơn một thìa cà phê muối/người/ngày)

- Trẻ em từ 2 – 15 tuổi: lượng muối ăn tối đa được khuyến nghị cho người lớn được điều chỉnh giảm xuống dựa trên nhu cầu năng lượng của trẻ so với nhu cầu của người lớn. Khuyến cáo dành cho trẻ em không đề cập đến giai đoạn bú mẹ hoàn toàn (0–6 tháng) hoặc giai đoạn ăn bổ sung kết hợp với bú mẹ liên tục (6–24 tháng) (1).

Như vậy, WHO đã đưa ra một khuyến nghị cụ thể về lượng muối sử dụng một ngày, trong khi một vài gia vị không có khuyến nghị về liều dùng; ví dụ như bột ngọt (có thể nêm tùy theo khẩu vị), nhằm cảnh báo nguy cơ khi ăn nhiều muối và tác hại với sức khỏe.

Tại Việt Nam, dựa theo khuyến nghị của WHO, theo tài liệu “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam”, Bộ Y tế đã đưa ra nhu cầu natri theo độ tuổi như sau:

Zalo

Thực tế, lượng muối tiêu thụ trên thế giới như thế nào?

Hầu hết các nước trên thế giới tiêu thụ muối cao hơn gấp đôi khuyến nghị WHO, trung bình từ 9-12g muối/ ngày (3,6 – 4,7g natri/ ngày), kể cả các nước có nền dinh dưỡng phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc,... (2).

Zalo(Ghi chú: công thức quy đổi từ natri sang muối: Lượng muối = Lượng natri * 2,5)
ZaloLượng muối sử dụng tại một số quốc gia

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam năm 2015 cho thấy, lượng muối tiêu thụ trung bình ở người Việt Nam đang ở mức 9,4g/ngày (10,5g/ngày đối với nam và 8,3g/ngày đối với nữ).

Tác hại khi ăn thừa muối so với khuyến nghị

Bên cạnh những ý nghĩa và công dụng tích cực, việc tiêu thụ quá nhiều muối có quan hệ chặt chẽ với tăng huyết áp. Ăn nhiều muối, ion natri sẽ được chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi; từ đó gây tăng huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính dẫn các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases - NCDs) bao gồm các bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ...), hô hấp (hen phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính), ung thư và đái tháo đường.

Đáng kinh ngạc, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, các bệnh không lây nhiễm giết chết 41 triệu người mỗi năm, tương đương 71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu; trong đó, các bệnh liên quan đến tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm 30% tổng số tử vong toàn cầu (3).

ZaloTại Việt Nam, bệnh tim mạch gây ra 31% tổng số ca tử vong tương đương với hơn 170.000 ca tử vong trong năm 2016 (4).

Chiến lược giảm muối là một mục tiêu quan trọng nhằm giảm các bệnh không lây nhiễm

Nhằm giảm tỉ lệ tử vong gây ra bởi các bệnh không lây nhiễm, WHO đã ban hành “Kế hoạch hành động toàn cầu” giai đoạn 2010 -2025 bao gồm 9 mục tiêu, một trong số đó là mục tiêu giảm 30% lượng muối (hoặc natri) tiêu thụ (5). Theo đó, Chiến lược Quốc gia Phòng chống Bệnh không Lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025, Bộ Y tế cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể nhằm “Giảm 30% mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày ở người trưởng thành so với năm 2015” (6).

Theo WHO, giảm lượng muối ăn vào đã được xác định là một trong những các biện pháp tiết kiệm chi phí nhất mà các quốc gia có thể thực hiện để cải thiện tình trạng sức khỏe. Giảm muối đến mức khuyến nghị có thể cứu sống 2,5 triệu người mỗi năm. (5)

Zalo

Cuộc sống thứ hai của chanh đông lạnh

Một vài giải pháp cho cuộc sống đã tồn tại hàng thế kỷ nhưng chúng ta không hề hay biết về chúng. Chanh đông lạnh chắc chắn là một trong số đó. Có thể bạn chưa bao giờ thử đông lạnh những quả chanh bạn mới mua từ siêu thị. Nhưng điều đó chắc chắn sẽ thay đổi và chúng tôi sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao! Chỉ cần tiếp tục đọc và bạn sẽ học được mọi thứ bạn cần biết.

Chanh thật tuyệt vời

Không còn bất ngờ gì nữa khi mà chanh thuộc top những loại trái cây có mặt nhiều nhất trên khắp thế giới. Để thực phẩm có được hương vị mới lạ cũng như tươi ngon hơn bạn nên cho một vài giọt nước cốt chanh vào. Không cần phải nói, nước chanh còn được nhiều người biết đến như một loại đồ uống khi pha trộn với các loại nước ép trái cây hoặc thức uống chứa cồn khác. Và sau đó là bánh chanh và sữa đông chanh, món ăn tuyệt vời hòa quyện giữa vị ngọt với vị chua cực đã từ loại quả mọng nước dễ thương này. Bạn cũng là một người yêu chanh? Khám phá lý do đông lạnh chanh tuyệt vời đến mức nào nha!

Đông lạnh chanh

Bạn đã bao giờ tự hỏi có nên đông lạnh chanh không? Chuyển sang trang tiếp theo để tìm hiểu lý do tại sao đông lạnh chanh là một ý tưởng tuyệt vời!

Ăn chanh

Thông thường chanh không được xếp vào danh mục ăn vặt vì vị chua chát mà chúng mang lại. Đông lạnh chanh làm cho việc biến chúng thành món ăn vặt trở nên dễ dàng hơn vì độ chua giảm đi rất nhiều ở nhiệt độ thấp. Như bạn có thể đã biết, chanh rất tốt cho thể chất cũng như sức khỏe và đem lại nhiều điều có lợi như Vitamin C trong chúng giúp miễn dịch được tăng cường đồng thời có tác dụng chống viêm tiêu sưng hay nhiễm khuẩn. Ngoài ra, chanh còn có các thành phần hỗ trợ điều hòa huyết áp, phòng ngừa bệnh ung thư và thậm chí chúng còn được xem như liều thuốc hữu dụng cho đầu óc, với khả năng giảm mệt mỏi, buồn bực và áp lực.

Vỏ chanh

Độ chua của chanh sẽ khác nhau ở từng điều kiện nhiệt độ bảo quản khác nhau, ở đây chúng ta đang nói đến đông lạnh và nhiệt độ phòng. Lý do là gì? Chanh đông lạnh làm giảm độ chua này, điều này lý giải cho việc chúng ít chua hơn rất nhiều. Chanh sẽ có lại vị chua vốn có của nó khi chúng được đưa về nhiệt độ môi trường. Xin lưu ý rằng phần vỏ lại chứa nhiều vitamin hơn phần nước rất nhiều (khoảng 5 đến 10 lần), đây là lúc bạn nên nghĩ đến việc sử dụng triệt để phần vỏ thay vì cho chúng vào sọt rác. Sau khi đông lạnh, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì nó có thể ngon đến vậy, nên nhớ phải vệ sinh phần vỏ cho thật sạch và đúng cách khi bạn có ý định đông lạnh chúng!

Vỏ chanh nói chung

Đối với một số loại đồ ăn hay đồ uống nhất định khi có sự xuất hiện của vỏ chanh thì chúng sẽ mang một mùi vị mới lạ, độc lạ hay thậm chí là tuyệt vời hơn. Chỉ cần thêm một chút vỏ chanh thái lên các món gỏi hay rau trộn hay mì trộn, thậm chí kem cũng là một lựa chọn không tồi. Hãy chắc chắn rằng chanh đã được đông lạnh một cách kỹ lưỡng trước đó vì vỏ chanh thông thường sẽ không thể ngon được như vỏ chanh đông lạnh. Ngày nay, đã có rất nhiều người đã biết đến và dùng bí quyết này, thế cho nên bạn còn chần chờ gì mà không áp dụng ngay đi!

Nguồn từ happykowaza.com

(Thông tin từ VnExpress)

Cơn ho kéo dài trên 3 tuần có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư phổi.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Mai Mạnh Tam, Phó trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường thở, tống các chất kích thích như chất nhầy, bụi ra khỏi phổi. Thông thường ho kéo dài trung bình từ 9-11 ngày, có thể đến 3 tuần đối với cảm lạnh. Trong trường hợp này, đa số bệnh lý không nghiêm trọng. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ, sử dụng thêm một số thực phẩm để giảm ho tự nhiên.

Ho kéo dài trên 3 tuần có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nguồn ảnh: Freepik

Ho kéo dài trên 3 tuần có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nguồn ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Tuy nhiên, ho nhiều và dai dẳng làm tổn thương hệ hô hấp, các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, áp lực ho dữ dội có thể làm vỡ mạch máu ở mắt, mũi hoặc hậu môn; gây đau cơ ngực, cơ lưng và bụng. Ho kéo dài còn có thể khiến mô cổ họng bị tổn thương, gây viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số trường hợp hiếm gặp, ho dữ dội gây vỡ cơ hoành, nứt xương sườn, xảy ra ở người có mật độ xương thấp.

Mặt khác, ho kéo dài trên 3 tuần cảnh báo một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn:

Ung thư phổi: Mặc dù chỉ một tỷ lệ nhỏ các cơn ho là dấu hiệu của ung thư phổi, nhưng đến 70% người bệnh ung thư phổi bị ho dai dẳng. Ho thường đi kèm triệu chứng như đau ngực, khó thở, thở khò khè, gầy sút cân, biểu hiện rõ rệt hơn ở giai đoạn ung thư tiến triển.

Hen suyễn: Là tình trạng viêm mạn tính đường thở, khiến chúng bị sưng phù nề, tăng tiết dịch nhầy, gây ho, khó thở. Trong một số trường hợp, ho mạn tính có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh hen suyễn. Người bệnh cần được bác sĩ thăm khám sớm, kê đơn dùng thuốc dạng hít xịt hàng ngày để kiểm soát cơn khó thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Đây là một trong 3 bệnh lý gây tử vong cao nhất trên thế giới. Triệu chứng đặc trưng của COPD là ho, khạc đờm, khó thở mạn tính. Hầu hết những người bị COPD đều đang hoặc đã từng hút thuốc. Bên cạnh đó không khí ô nhiễm, khói bụi ngày càng gia tăng cũng làm tăng tỷ lệ mắc COPD.

Dị vật rơi vào phế quản: Dị vật bao gồm xương cá, hạt trái cây, viên thuốc... có thể rơi vào đường thở trong lúc ăn uống. Nếu không được nội soi gắp ra, dị vật sẽ kích thích phế quản gây ho nhiều, thậm chí tạo ổ nhiễm trùng gây viêm phổi. Đa phần người bệnh không tự nhận biết được có dị vật trong phế quản, nghĩ ho do bệnh lý khác nên tự điều trị tại nhà, dẫn đến ho kéo dài dai dẳng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là tình trạng axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản, kích thích cổ họng gây ho. Nhiều người nhầm tưởng ho do bệnh hô hấp nên điều trị không đúng, dẫn đến ho kéo dài dai dẳng. Ngược lại, ho nhiều cũng làm bệnh GERD trở nên trầm trọng hơn, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý.

Chảy dịch mũi sau: Hiện tượng xảy ra khi chất nhầy tiết ra trong mũi, xoang chảy xuống phía sau cổ họng và kích hoạt phản xạ ho, thường gặp lúc người bệnh nằm xuống. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho từ đường thở trên (UACS).

Theo bác sĩ Tam, cơn ho gặp ở hầu hết các bệnh lý đường hô hấp, từ những bệnh cấp tính, đơn giản đến các bệnh nguy hiểm, nên rất dễ nhầm lẫn. Có 2 kiểu tâm lý thường gặp của người bệnh khi bị ho, một là lo lắng thái quá dù cơn ho không nguy hiểm, dẫn đến lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc ho; hai là chủ quan, nghĩ chỉ là cơn ho thông thường nên không đi khám và điều trị, dẫn đến bỏ sót bệnh nguy hiểm.

Bác sĩ Tam khuyến cáo người dân khi bị ho, tốt nhất nên đi khám để tìm nguyên nhân. Nếu do các bệnh lý cấp tính, thông thường như cảm lạnh, cúm, viêm họng... thì có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu do các bệnh lý nguy hiểm hơn như hen suyễn, COPD, ung thư phổi... cần phải điều trị lâu dài theo phác đồ của bác sĩ.

Hoài Phạm

 

 

Tin xem nhiều

Hè Vui 2019 rộn rã ngày ...

Ngày 10/6 vừa qua, chương trình Hè Vui 2019 của ...

"Em vẽ ước mơ cho em" ...

Đây là lần thứ 12 cuộc thi vẽ: "Em vẽ ước mơ cho ...

"Uống nước nhớ nguồn" ...

Chủ điểm tháng 12 "uống nước nhớ nguồn" hướng tới ...

10 tᴜyệt chiêᴜ dạy con ...

(theo nguồn báo Phụ nữ) “Đẻ con thì đaᴜ đớn, ...

3 Công Khai theo quy ...

3 Công Khai theo quy ...

4 loại thực phẩm có thể ...

THEO PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC Ai cũng mong ...

5 thói quen xấu khi đi ...

Nguồn và ảnh: Sohu, Kknews, Women's Health Ngoài ...

7 BỆNH DỄ MẮC KHI THỜI ...

(Nguồn từ trang https://medelab.vn/)Thời tiết ...

9 lỗi sai trong việc đi ...

THEO TRÍ THỨC TRẺ Đi bộ có thể cải thiện ...

  • Prev
  • Sách hay của em
Scroll to top